Uncategorized

Xe Thổ mộ trên đường phố Sài Gòn xưa

Cho đến nay có rất nhiều tranh luận về tên gọi của loại xe xưa tại Sài Gòn – xe Thổ mộ, có 2 giả thuyết về tên gọi “Thổ mộ” của loại xe này:

– Giả thuyết 1: loại xe này có cái mui cong nhìn giống mả (mộ) đất nên được người dân gọi là xe thổ mộ.

-Giả thuyết 2: tên thổ mộ xuất phát từ tiếng Quảng Đông, người Hoa gọi xe độc mã là “ thu ma”, lâu dần người Việt cũng đọc trại theo là “thổ mộ”.

Tuy nhiên, theo cách hiểu của mình không biết cái xe ngựa được gọi là xe thổ mộ ở Nam Kỳ đã xuất hiện từ bao giờ, nhưng chắc chắn là dưới thời Pháp thuộc từ 1862 (chiếm được thành Gia Định) đến 1945 và đến sau 1954 nó là một phương tiện kinh doanh vận chuyển phải đóng thuế, do đó phải được ghi nhận bởi người Pháp, tức bị đọc và viết trại qua tiếng Pháp và chữ latin thì chính xác hơn là trại từ người Hoa (tiếng Quảng Đông).

Do đó, có một tìm hiểu khác từ quyển Dictionnaire Vietnamien Chinois Francais, Saigon, 1957 của Eugène Gouin (Hội Truyền giáo Hải ngoại Paris) có từ liên quan tới vụ xe “Thổ mộ” là “Voiture trainée par un cheval” được giải thích là “Chiếc xe bị ngựa kéo”.

Vậy cho đến nay chúng ta chỉ có thể hiểu rằng: xe Thổ mộ ở Sài Gòn – Chợ Lớn bằng tiếng Pháp trước 1945 trong đó xe thổ mộ được giải thích là xe một ngựa kéo, còn những nghĩa khác thì thiếu  cơ sở để có thể chấp nhận được nó.

Advertisement
Nhiếp ảnh gia Carl Mydans ghi lại hình ảnh xe ngựa trên đường đường gần ngân hàng Pháp Hoa, góc đường Hàm Nghi – Phủ Kiệt xưa, nay là ngã tư Hàm Nghi – Hải Triềuphố Sài Gòn năm 1950 (ảnh tư liệu).

 

Xe thổ mộ bên ngoài hội quán Ôn Lăng, Sài Gòn năm 1954 (ảnh tư liệu).

 

Trên đường Bến Chương Dương, phía xa là cầu Mống, Sài Gòn năm 1959 (ảnh tư liệu).

 

Đầu đường Huỳnh Thúc Kháng giữa bệnh viện Sài Gòn và tòa nhà điều hành xe lửa Sài Gòn – 1967 (ảnh tư liệu)

LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *